Điện thoại: 0983010038
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Lễ động thổ dự án Nhà máy Công ty TNHH Chen Tai (Nam Định)

Sáng ngày 10/9/2024, Tập đoàn INVESTCORP long trọng tổ chức Lễ động thổ dự án Nhà máy Công ty TNHH Chentai (Nam Định) tại KCN Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Tham dự buổi lễ có đại diện Chủ đầu tư – Ông Trịnh Huy Tín - Chủ tịch Công ty TNHH Chen Tai (Nam Định), đại diện Ủy ban Sự vụ Hoa Kiều – Bà Dương Ngọc Phượng, đại diện Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam – Ông Thái Văn Thụy - Chủ tịch Hiệp hội, đại diện Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Bình Dương – Ông Trần Thủy Thạch - Hội trưởng, đại diện Ủy ban Sự vụ Đài Loan tại Việt Nam – Ông Trần Duy Hải - Nguyên Tổng thư ký, đại diện Ban quản lý KCN Aurora – Ông Nguyễn Ngọc Giang - Giám đốc dự án, Ông Đỗ Ngọc Đạo – Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo Tập đoàn INVESTCORP cùng đông đảo các vị khách mời, cán bộ nhân viên đơn vị Chủ đầu tư, cán bộ nhân viên đơn vị Tổng thầu. Nhà máy Công ty TNHH Chen Tai (Nam Định) là nhà máy thứ 4 của Tập đoàn Chen Tai tại Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất vải, sản xuất sợi và hoàn thiện các sản phẩm dệt với các sản phẩm chính như sợi dệt, sợi màu, dây giày, dây bện, dây thun. Dự án Nhà máy Công ty TNHH Chen Tai (Nam Định) có tổng diện tích đất sử dụng 59.900m2 với mật độ xây dựng 60% và mật độ cây xanh 20% bao gồm các công trình nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà nghỉ ca, nhà ăn, nhà xe... Các hạng mục của dự án được thiết kế đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, phù hợp với quy hoạch của KCN, đảm bảo thuận tiện, an toàn, thân thiện với môi trường. Dự kiến Nhà máy Công ty TNHH Chen Tai (Nam Định) được chính thức đưa vào hoạt động trong quý II/2026. Với công suất 3.000 tấn sản phẩm sợi dệt, sợi màu/năm và 2.600 tấn sản phẩm dây giày, dây bện, dậy thun/năm, Nhà máy sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương.  

Chủ tịch Tập đoàn Autoliv thăm và làm việc tại dự án Nhà máy Autoliv Việt Nam.

Ngày 12/03/2024, nhân dịp tới Việt Nam tham dự Hội nghị Lãnh đạo các tập đoàn Bắc Âu đang đầu tư tại Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài của Thủ tướng chính phủ, ông Jan Carlson - Chủ tịch Tập đoàn Autoliv, ông Mikael Bratt - Lãnh đạo cấp cao và ông Colin Naughton - Chủ tịch Autoliv Châu Á đã tới thăm và làm việc tại dự án Nhà máy Autoliv Việt Nam do INVESTCORP là Tổng thầu Thiết kế và thi công. Chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Autoliv nhằm mục đích kiểm tra chất lượng, tiến độ an toàn thi công của Tổng thầu INVESTCORP. Với phương châm “An toàn – Chất lượng – Tiến độ – Thân thiện với môi trường” được đặt lên hàng đầu, INVESTCORP đã triển khai dự án đảm bảo theo tiêu chuẩn toàn cầu của Autoliv, đáp ứng xuất sắc các yêu cầu của Chủ đầu tư và dành được nhiều lời khen ngợi từ ông Jan Carlson. Đại diện Tập đoàn INVESTCORP, ông Đỗ Ngọc Đạo – Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc, ông Nguyễn Bá Hiệp – Phó tổng giám đốc và các cán bộ nhân viên thi công dự án đã tiếp và đưa đoàn đi kiểm tra tình hình thi công của dự án. Tại đây, Chủ tịch hai Tập đoàn đã trao đổi và chia sẻ mục tiêu của dự án Nhà máy Autoliv Việt Nam đồng thời đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung, môi trường đầu tư tại Quảng Ninh nói riêng cũng như những kế hoạch hợp tác lâu dài của hai bên trong tương lai.  

Khởi công dự án Nhà máy dệt may Jehong Textile

Khởi công dự án Nhà máy dệt may Jehong Textile Ngày 1/3/2024, Công ty Cổ phần INVESTCORP 10 tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng Nhà máy dệt may Jehong Textile tại KCN Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Tới dự buổi lễ có đại diện Chủ đầu tư – Công ty TNHH Jehong Textile, đại diện Ban quản lý KCN – Tập đoàn Cát Tường, đại diện đơn vị Tư vấn KCIS và đại diện Nhà thầu xây dựng - Tập đoàn INVESTCORP, đại diện Nhà thầu cơ điện – Công ty Best Sun. Tập đoàn Jehong Textile có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và sản xuất vải, chuyên sản xuất và chế tác các loại sợi dệt bao gồm sợi dài, sợi ngắn, sợi pha, sợi dệt thoi. Các sản phẩm của Jehong gồm các loại vải lót, vải canvas, vải dệt trơn, vải chéo, vải jacquard... Với phương châm "Chất lượng và dịch vụ là trên hết", Tập đoàn Jehong luôn nỗ lực nghiên cứu, đổi mới và khám phá các thị trường dệt may mới để cung cấp các sản phẩm dệt đa dạng và phát triển các giải pháp dệt tùy chỉnh cho khách hàng của mình. Dự án Nhà máy dệt may Jehong Textile được xây dựng trên lô đất 30.603 m2 với diện tích xây dựng 15.934,7 m2, phần diện tích đất còn lại được sử dụng cho cảnh quan cây xanh và đường giao thông nội bộ. Dự án được thiết kế gồm các công trình: nhà xưởng (xưởng nhuộm và hoàn thiện vải, xưởng dệt), nhà hỗn hợp và các công trình phụ trợ như trạm điện, trạm LPG, trạm xử lý nước thải, nhà để xe máy, nhà để xe ô tô, nhà bảo vệ, kho hoá chất, các công trình hạ tầng kỹ thuật… Dự kiến, dự án Nhà máy dệt may Jehong Textile được hoàn thiện và đưa vào sử dụng đầu quý III/2024.

Trường hợp được đền bù tài sản khi thu hồi theo luật đất đai mới

(Xây dựng) - Việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được quy định theo Điều 102, 103 và 104 Luật Đất đai 2024. Theo đó, những trường hợp được bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất gồm: 1. Nhà ở, công trình phục vụ đời sống gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải tháo dỡ hoặc phá dỡ. 2. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất không thuộc trường hợp 1, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ hoặc phá dỡ toàn bộ hoặc một phần. 3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp 1 và 2. 4. Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi: Cây hàng năm bị thiệt hại; Cây lâu năm bị thiệt hại; Cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác; Cây rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tôt chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ; Vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà không thể di chuyển được. 5. Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản: Tài sản phải di chuyển khi thu hồi đất; Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất phải di chuyển khi thu hồi đất. Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, cây trồng, vật nuôi, tài sản phải di chuyển nêu trên sẽ được bồi thường. Tùy vào tính chất, mức độ thiệt hại của các nhóm tài sản trên mà giá trị bồi thường sẽ khác nhau.

Phát triển công trình xanh bền vững

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh hiện nay, việc phát triển công trình xanh bền vững đang dần thành xu hướng tất yếu, mang lại nhiều giá trị dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản (BĐS) và quốc gia trong việc giảm phát thải, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chi phí và chính sách đang là những rào cản lớn đối với các chủ đầu tư muốn xây dựng, vận hành công trình xanh bền vững. Xu thế tất yếu. Theo thống kê của Hiệp hội BĐS Việt Nam (Vnrea), Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa và phát triển nhanh chóng. Tốc độ đô thị hóa đã tăng lên từ 30,5% năm 2010 tới hơn 42,6% vào năm 2023 và vẫn đang trong xu hướng tăng. Mục tiêu đạt tối thiểu 45% vào năm 2025, trên 50% đến năm 2030. Còn qua rà soát của Bộ Xây dựng, đến đầu năm 2024, cả nước ta có 902 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị. Mỗi năm, ước tính các đô thị Việt Nam có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân. Quá trình đô thị hóa tạo thuận lợi phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế... tại các địa phương. Tuy nhiên, song hành là quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng miền, chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng đô thị thiếu tính đồng bộ, khiến đô thị hóa diễn ra tự phát... Thực tế này dẫn đến một số đô thị thiếu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị bị phá vỡ, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường gia tăng... và xu hướng các chủ đầu tư, doanh nghiệp BĐS chuyển hướng phát triển công trình xanh đang trở thành tất yếu, để đáp ứng nhu cầu gia tăng của nhà đầu tư về tiêu chí lựa chọn BĐS có không gian xanh bền vững, gần gũi với thiên nhiên. Song, theo thống kê của Vnrea, đến nay, số lượng dự án, công trình xanh tại Việt Nam đảm bảo tiêu chí hiện nay vẫn khiêm tốn so với nhu cầu, số lượng dự án được xây dựng. Bởi nhiều chủ đầu tư muốn phát triển công trình xanh nhưng chưa có kinh nghiệm hoặc lo ngại chí phí xây dựng tăng cao tới 20 - 30% so với các công trình thông thường. Việt Nam hiện có khoảng 300 công trình xanh, trong khi đó, cách đây hơn 10 năm, Việt Nam chưa có công trình xanh nào. Các chuyên gia BĐS cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, phát triển công trình xanh của Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm hoàn thiện quy trình đánh giá, chứng nhận, cấp chứng chỉ cho vật liệu, thiết bị, công trình xanh bằng các con số, định lượng cụ thể; xây dựng, ban hành các cơ chế ưu đãi cụ thể đối với công trình xanh sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả... để thu hút doanh nghiệp phát triển công trình xanh; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường. Giải bài toán chính sách, chi phí xây dựng công trình xanh Theo PGS, TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng), Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh, các kế hoạch hành động để thực hiện chiến lược. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành các quyết định về kế hoạch hành động của ngành để thực hiện tiết kiệm năng lượng, hiệu quả khi xây dựng công trình. Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong toà nhà. Bản thân cộng đồng doanh nghiệp BĐS cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các công trình xanh. Qua tìm hiểu, mặc dù thực tế, nhiều doanh nghiệp BĐS hiện đã nhận thức được lợi ích của công trình xanh, nhưng chi phí xây dựng là yếu tố quan trọng quyết định việc phát triển công trình xanh, cũng là rào cản lớn đối với các chủ đầu tư muốn xây dựng, vận hành công trình bền vững tại Việt Nam. Đại diện nhiều doanh nghiệp BĐS cũng cho rằng, chi phí đầu tư công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng luôn luôn là câu hỏi đầu tiên của các nhà đầu tư khi có ý định thực hiện các sản phẩm bất động sản bền vững, thân thiện môi trường. Câu trả lời về chi phí sẽ được làm rõ qua các dự án thực tế, được tính toán so sánh giữa thiết kế thông thường và thiết kế tối ưu hoá về chi phí đầu tư, về chi phí vận hành trong điều kiện chi phí, vật liệu, thiết bị tại Việt Nam. Bộ Xây dựng hiện đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD về yêu cầu năng lượng, trong đó quy định chỉ tiêu độ dẫn nhiệt của các vật liệu, nhằm mục đích góp phần vào việc xây dựng tòa nhà có công năng hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường chưa có nhiều vật liệu xây dựng đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Do đó, các chủ đầu tư cần tìm kiếm, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và có thể tái chế sử dụng. Theo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP3) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2025, cả nước sẽ có thêm 80 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh và đến năm 2030 con số này sẽ là 150 công trình. Bởi vậy, thời gian sắp tới, lĩnh vực xây dựng xanh sẽ có những bứt phá mạnh mẽ và có sự chuyển dịch lớn trong ngành Xây dựng. Theo VNEEP3, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có quỹ tài chính hỗ trợ dành cho các dự án xây dựng công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm nguồn tài nguyên hoặc các dạng công trình tương tự khác; Nhà nước phối hợp với ngân hàng để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dạng dự án này. Mặc khác, các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng công cụ thuế như là một phương thức hiệu quả nhằm thay đổi hành vi của chủ đầu tư, thúc đẩy đầu tư xanh, bảo đảm tài chính cho quá trình chuyển đổi sang lĩnh vực xây dựng xanh; doanh nghiệp đi đầu trong các dự án chuyển đổi xanh sẽ nhận được hỗ trợ nhiều về tài chính cũng như các cơ hội phát triển khác; đồng thời, xem xét tạo điều kiện ưu tiên ở giai đoạn cấp phép xây dựng các thủ tục pháp lý hỗ trợ về chuyên môn đối với các dự án công trình xanh.  

Ban lãnh đạo Tập đoàn thăm và làm việc tại dự án: Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Venus Resort

Ngày 28/10/2023, nhận lời mời của công ty INVESTCORP 18, Ban lãnh đạo Tập đoàn INVESTCORP, Trưởng các khối phòng ban, Giám đốc các công ty thành viên đã đên thăm và làm việc tại dự án: Khách sạn trung tâm và trung tâm hội thảo tại dự án: Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Venus Resort do công ty INVESTCORP 18 trực tiếp thi công tại Xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Công trình được khởi công từ tháng 02/2023, sau gần 9 tháng thi công đến nay đã hoàn thành được trên 80% khối lượng giá trị hợp đồng, dự kiến nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng vào đầu tháng 01/2024. Đại diện đoàn công tác, ông Đỗ Ngọc Đạo - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn đã động viên, khích lệ và dành nhiều lời khen ngợi cho tập thể lãnh đạo và CBNV công ty INVESTCORP 18 - Đơn vị công ty thành viên non trẻ nhất Tập đoàn nhưng đã nhanh chóng thích nghi và có những suy nghĩ, định hướng phát triển mới mạnh mẽ, táo bạo, dám nghĩ dám làm. Đặc biệt Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn dành nhiều lời khen ngợi cho công ty INVESTCORP 18 về chất lượng thi công của dự án và cách làm việc chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu khắt khe của chủ đầu tư.  Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc công ty INVESTCORP 18 đại diện cho công ty cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo Tập đoàn và xin hứa sẽ không nghừng nổ lực, phát triển công ty ngày một lớn mạnh hơn nữa. Tối cùng ngày, tại khu nghỉ dưỡng An Lạc Eco Farm & Hot Sping Tập đoàn INVESTCORP đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 13 năm ngày thành lập Tập đoàn (01/11/2010 - 01/11/2023). Tại buổi lễ, Ông Đỗ Ngọc Đạo - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc thay mặt ban lãnh đạo Tập đoàn đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ nhân viên công ty đã luôn nổ lực, phấn đấu và đồng hành cùng INVESTCORP trong suốt thời gian qua. Đồng thời chia sẻ những tâm tư, trăn trở của mình trong thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch Covid 19, chiến tranh... Mong rằng toàn thể cán bộ nhân viên sẽ cùng Ban lãnh đạo Tập đoàn đổi mới, xây dựng những mục tiêu chung để "Đột phá - Thích ứng - Cùng nhau vượt qua thử thách" đưa INVESTCORP ngày một vững mạnh, phát triển bền vững hơn nữa.